LÊ ĐẠT - KỲ NGỘ TRONG CÕI CHỮ
Thi sĩ lặng lẽ độc hành trong cõi chữ.Những câu thơ như những đoá hoa kỳ ngộ,nên đâu đó có lời ong tiếng ve cũng là lẽ thường tình.
Thi sĩ tự nhận ba mươi tuổi – ba mươi con bò – ngu không số dư;đã mùa khem còn thèm thòm trái cấm thêm nỗi vui mồm lắp lẫn nhiều kinh kệ không quen,rồi tự kết luận:Một góc tuổi mải tàu thơ dại mãi – tìm nhà quên mất số lớn khôn. Dưới mắt người bình thường thi sĩ quả là người bất thường nếu không muốn nói là người kỳ ngộ. Người kỳ ngộ làm ra những câu thơ kỳ ngộ âu cũng hợp với lẽ đời.
Thi sĩ dấn thân vào cõi tình cũng đầy kỳ ngộ:đừng mắng anh ngu lâu bạc đầu vụng dại – dầu được yêu lòng quá tải vẫn thất tình. Thi sĩ ngoan cố thất tình xuân vẫn mãi – khờ biết bao giờ hết dại yêu. Khi thi sĩ cất lên tiếng nói:Anh tìm về địa chỉ tuổi thơ – Nhà số lẻ,phố trò chơi bỏ dở –Mộng anh hường- tim môi em bói đỏ –Giàn trầu già khua những át cơ rơi… Hay là:Chia xa rồi anh mới thấy em – Như một thời thơ thiếu nhỏ –Em về trắng đầy cong khung nhớ –Mưa mấy mùa – mây mấy độ thu – Vườn thức một mùi hoa đi vắng – Em vẫn đây mà em ở đâu –Chiều Âu Lâu bóng chữ động chân cầu,thì lời của trái tim thăng hoa vượt tầm kỳ ngộ.
Có thể mọi câu thơ hay đều kỳ ngộ,nhưng sự kỳ ngộ đó phải rớm máu như cột đèn rớm điện trong một chiều Bích Câu:Rằng tiên xuống trần – Rằng ta gặp nhau…
Nhưng mà thôi,hãy nghe lời tâm sự cuối cùng của thi sĩ:Có thể sau lòng tiễn nhau biệt cửa – Một huệ tình ơn chữ ngộ thừa yêu…
Nhưng mà thôi,hãy nghe lời tâm sự cuối cùng của thi sĩ:Có thể sau lòng tiễn nhau biệt cửa – Một huệ tình ơn chữ ngộ thừa yêu…
*Ghi chú:những chữ in nghiêng được trích từ thơ của nhà thơ Lê Đạt
TRẦN NGỌC TUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét