ĐỌC “ CON MẮT DÃ QUỲ “ CỦA TRẦN NGỌC TUẤN
HOÀI ANH
Trần Ngọc Tuấn có lần nói với tôi, chàng muốn làm một hành giả đi tìm đạo, nhưng chỉ “chay lòng” chứ không chay miệng, nghĩa là trên đường không chân đất, khất thực nhưng mang theo rượu ngon, vui với “trăng trong gió mát”, lấy không ai cấm, dùng hoài không hết, cầu “ngộ” ra cái lẽ ở đời. Tôi nói với chàng: Nếu làm được như vậy thì sẽ có được cái văn chương “mây bay nước chảy” của Tô Đông Pha ngày xưa, như “ nguồn suối vạn hộc, không chọn đất mà vọt ra, ở đất bằng thao thao chảy xiết, dầu một ngày ngàn dặm cũng không khó, kịp khi gặp đá núi khuất khúc, tùy vật phú hình mà không thể biết. Cái có thể biết là thường đi ở chỗ nên đi, thường dừng ở chỗ nên dừng! “ .Muốn như vậy phải giữ cho tâm hư và tĩnh, bởi “tĩnh nên hiểu mọi động, không nên thâu muôn cảnh” tức là khi đang làm thơ, không nên mong trước tìm ra một cái “đạo” rồi đem nhét nó vào thơ mà là “đạo” ngầm chứa trong sáng tác tự do tự động như nhịp điệu tự nhiên. Đó là cảnh giới tôi đang mong tới mà chưa được.
Chàng nghe tôi trở về tiếp tục làm thơ, và dường như cũng “diệu ngộ “ ít nhiều. Ít lâu sau, chàng đưa tôi xem một số bài thơ, tôi thấy có những câu mang ý hư và tĩnh:
Lang thang trẻ thơ
Đầu đường cuối chợ
Tôi hóa mắt nhìn
Bạn nhận ra không
Lời ai chạm tiếng chim ca
Rượu ai rưới xuống chan hòa hư không
Bướm trinh chao cánh vườn thiền
Tiếng chim tra trả thức miền nguyên sinh
Một đời không đủ rong chơi
Tự mình hóa cỏ luân hồi nỗi xanh.
Lại có lần Trần Ngọc Tuấn nói với tôi chàng muốn làm một thi sĩ hát rong, nhưng không hát dưới chân lâu đài của một công nương, mà như một Rimbaud “ rắc thơ giữa lối ta đi, Nơi quán Đại Hùng Tinh ta nghỉ trọ, những vì sao khẽ sột soạt trên kia “.
Tôi nói với chàng : Rimbaud sau hóa thành một “con tàu say “” giữa đêm xanh lá cây mơ tới những ngàn tuyết rực rỡ, như những chiếc hôn chậm chạp dâng lên đôi mắt đại dương, mơ đến cuộc lưu thông của những dòng nhựa dị thường …”, rồi bỏ thơ chết trẻ.
Hãy học theo Emile Verhaeren biết dạo chơi lành mạnh : “ Tôi nhìn thấy lần đầu cơn gió thắm, Trong biển lá cây lấp lóa ngời ngời, Hồn tôi mang tình người không có tuổi, Đều trẻ trung mới mẻ dưới mặt trời. Tôi yêu mắt, yêu tay, yêu thân thể,Yêu tóc vàng nâu rậm rạp bềnh bồng,Tôi muốn uống không gian vào đôi phổi, Để bơm cho sức lực được căng phồng “. Đó là thái độ sống mà tôi mong có được.
Chàng nghe tôi trở về tiếp tục làm thơ, và dường như được tiếp thêm sức sống từ thiên nhiên. Ít lâu sau chàng đưa tôi xem một số bài thơ, tôi thấy có những bài nạp năng lượng mặt trời :
Vẫn biết cõi người là cõi tạm
Sao yêu đến cháy ruột gan này
Lặng lẽ đêm ngày gieo hạt
Mặt đất chợt xô theo luống ý cày
Đêm cuồng
Vó dọc
Bờm ngang
Đêm
Chữ thắp lửa
Lóe trang
Bập bùng
Câu chuyện của chúng tôi chỉ đơn giản có thế. Còn ngoại giả tất cả là hư văn. Cái thực còn trông vào tập thơ “ con mắt dã quỳ “ như ly nước trong mời bạn uống đang ở trước đôi mắt xanh của bạn đọc yêu quý.
Sài Gòn, 10 – 10 – 1999
HOÀI ANH
* Tập thơ CON MẮT DÃ QUỲ của TRẦN NGỌC TUẤN , NXB HỘI NHÀ VĂN , NĂM 2000
HOÀI ANH
Trần Ngọc Tuấn có lần nói với tôi, chàng muốn làm một hành giả đi tìm đạo, nhưng chỉ “chay lòng” chứ không chay miệng, nghĩa là trên đường không chân đất, khất thực nhưng mang theo rượu ngon, vui với “trăng trong gió mát”, lấy không ai cấm, dùng hoài không hết, cầu “ngộ” ra cái lẽ ở đời. Tôi nói với chàng: Nếu làm được như vậy thì sẽ có được cái văn chương “mây bay nước chảy” của Tô Đông Pha ngày xưa, như “ nguồn suối vạn hộc, không chọn đất mà vọt ra, ở đất bằng thao thao chảy xiết, dầu một ngày ngàn dặm cũng không khó, kịp khi gặp đá núi khuất khúc, tùy vật phú hình mà không thể biết. Cái có thể biết là thường đi ở chỗ nên đi, thường dừng ở chỗ nên dừng! “ .Muốn như vậy phải giữ cho tâm hư và tĩnh, bởi “tĩnh nên hiểu mọi động, không nên thâu muôn cảnh” tức là khi đang làm thơ, không nên mong trước tìm ra một cái “đạo” rồi đem nhét nó vào thơ mà là “đạo” ngầm chứa trong sáng tác tự do tự động như nhịp điệu tự nhiên. Đó là cảnh giới tôi đang mong tới mà chưa được.
Chàng nghe tôi trở về tiếp tục làm thơ, và dường như cũng “diệu ngộ “ ít nhiều. Ít lâu sau, chàng đưa tôi xem một số bài thơ, tôi thấy có những câu mang ý hư và tĩnh:
Lang thang trẻ thơ
Đầu đường cuối chợ
Tôi hóa mắt nhìn
Bạn nhận ra không
Lời ai chạm tiếng chim ca
Rượu ai rưới xuống chan hòa hư không
Bướm trinh chao cánh vườn thiền
Tiếng chim tra trả thức miền nguyên sinh
Một đời không đủ rong chơi
Tự mình hóa cỏ luân hồi nỗi xanh.
Lại có lần Trần Ngọc Tuấn nói với tôi chàng muốn làm một thi sĩ hát rong, nhưng không hát dưới chân lâu đài của một công nương, mà như một Rimbaud “ rắc thơ giữa lối ta đi, Nơi quán Đại Hùng Tinh ta nghỉ trọ, những vì sao khẽ sột soạt trên kia “.
Tôi nói với chàng : Rimbaud sau hóa thành một “con tàu say “” giữa đêm xanh lá cây mơ tới những ngàn tuyết rực rỡ, như những chiếc hôn chậm chạp dâng lên đôi mắt đại dương, mơ đến cuộc lưu thông của những dòng nhựa dị thường …”, rồi bỏ thơ chết trẻ.
Hãy học theo Emile Verhaeren biết dạo chơi lành mạnh : “ Tôi nhìn thấy lần đầu cơn gió thắm, Trong biển lá cây lấp lóa ngời ngời, Hồn tôi mang tình người không có tuổi, Đều trẻ trung mới mẻ dưới mặt trời. Tôi yêu mắt, yêu tay, yêu thân thể,Yêu tóc vàng nâu rậm rạp bềnh bồng,Tôi muốn uống không gian vào đôi phổi, Để bơm cho sức lực được căng phồng “. Đó là thái độ sống mà tôi mong có được.
Chàng nghe tôi trở về tiếp tục làm thơ, và dường như được tiếp thêm sức sống từ thiên nhiên. Ít lâu sau chàng đưa tôi xem một số bài thơ, tôi thấy có những bài nạp năng lượng mặt trời :
Vẫn biết cõi người là cõi tạm
Sao yêu đến cháy ruột gan này
Lặng lẽ đêm ngày gieo hạt
Mặt đất chợt xô theo luống ý cày
Đêm cuồng
Vó dọc
Bờm ngang
Đêm
Chữ thắp lửa
Lóe trang
Bập bùng
Câu chuyện của chúng tôi chỉ đơn giản có thế. Còn ngoại giả tất cả là hư văn. Cái thực còn trông vào tập thơ “ con mắt dã quỳ “ như ly nước trong mời bạn uống đang ở trước đôi mắt xanh của bạn đọc yêu quý.
Sài Gòn, 10 – 10 – 1999
HOÀI ANH
* Tập thơ CON MẮT DÃ QUỲ của TRẦN NGỌC TUẤN , NXB HỘI NHÀ VĂN , NĂM 2000
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét