THẾ LỮ - NGƯỜI PHỤNG SỰ CÁI ĐẸP
Bởi cái đẹp không đồng nghĩa với sự nhỏ nhen, chật hẹp, tầm thường, giả dối…nên mượn lời con hổ vườn bách thú thi sĩ thốt lên : Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu – ghét những cảnh không đời nào thay đổi – những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối…Thi sĩ làm sao chịu đựng nổi cảnh giải nước đen giả suối…dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm – cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu…
Bởi cái đẹp không đồng nghĩa với lề luật cổ hủ, gò gẫm, đơn điệu…nên thi sĩ hơn một lần bộc lộ : Với nàng thơ, tôi có chiếc đàn muôn điệu – với nàng thơ, tôi có chiếc bút muôn màu – tôi muốn làm nhà nghệ sĩ nhiệm mầu – dùng thanh sắc trần gian làm tài liệu…
Bởi cái đẹp đồng nghĩa với sự tự do như gió, như nắng, như mây…nên thi sĩ đôi khi như hạc trắng giữa mây hồng dừng lại sau đèo – mình cây nắng nhuộm bóng chiều không đi – trời cao xanh ngắt. Ô kìa! – đôi con hạc trắng bay về Bồng Lai… và đôi khi như chim én kia : hỏi mây xem có duyên gì – mà con chim én đi về lửng lơ…
Thi sĩ sinh ra để phụng sự cái đẹp : tôi chỉ là một khách tình si – ham cái đẹp muôn hình, muôn vẻ - mượn bút nàng Ly Tao tôi vẽ - và mượn cây đàn nghìn phím tôi ca…Thật là ấu trĩ cho những ai tách cái đẹp ra khỏi cái chân, cái thiện bởi CHÂN THIỆN MỸ là một khối thống nhất kia mà ! Thi sĩ đã có lần tâm sự : thân tuy muốn thoát duyên trần – nhưng còn vương mối nợ nần trăm năm. Phải chăng nợ nần trăm năm mà thi sĩ còn vương mối là làm thế nào để giữa sân khấu cuộc đời này CÁI ĐẸP mãi mãi được tôn vinh ?
TRẦN NGỌC TUẤN
Ghi chú : những chữ in nghiêng được trích từ thơ của nhà thơ Thế Lữ
Bởi cái đẹp không đồng nghĩa với sự nhỏ nhen, chật hẹp, tầm thường, giả dối…nên mượn lời con hổ vườn bách thú thi sĩ thốt lên : Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu – ghét những cảnh không đời nào thay đổi – những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối…Thi sĩ làm sao chịu đựng nổi cảnh giải nước đen giả suối…dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm – cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu…
Bởi cái đẹp không đồng nghĩa với lề luật cổ hủ, gò gẫm, đơn điệu…nên thi sĩ hơn một lần bộc lộ : Với nàng thơ, tôi có chiếc đàn muôn điệu – với nàng thơ, tôi có chiếc bút muôn màu – tôi muốn làm nhà nghệ sĩ nhiệm mầu – dùng thanh sắc trần gian làm tài liệu…
Bởi cái đẹp đồng nghĩa với sự tự do như gió, như nắng, như mây…nên thi sĩ đôi khi như hạc trắng giữa mây hồng dừng lại sau đèo – mình cây nắng nhuộm bóng chiều không đi – trời cao xanh ngắt. Ô kìa! – đôi con hạc trắng bay về Bồng Lai… và đôi khi như chim én kia : hỏi mây xem có duyên gì – mà con chim én đi về lửng lơ…
Thi sĩ sinh ra để phụng sự cái đẹp : tôi chỉ là một khách tình si – ham cái đẹp muôn hình, muôn vẻ - mượn bút nàng Ly Tao tôi vẽ - và mượn cây đàn nghìn phím tôi ca…Thật là ấu trĩ cho những ai tách cái đẹp ra khỏi cái chân, cái thiện bởi CHÂN THIỆN MỸ là một khối thống nhất kia mà ! Thi sĩ đã có lần tâm sự : thân tuy muốn thoát duyên trần – nhưng còn vương mối nợ nần trăm năm. Phải chăng nợ nần trăm năm mà thi sĩ còn vương mối là làm thế nào để giữa sân khấu cuộc đời này CÁI ĐẸP mãi mãi được tôn vinh ?
TRẦN NGỌC TUẤN
Ghi chú : những chữ in nghiêng được trích từ thơ của nhà thơ Thế Lữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét